Xạ trị là một trong những phương pháp
truyền thống thường được sử dụng trong điều trị ung thư nhằm mục đích chữa khỏi,
kiểm soát hay giảm nhẹ bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người đều
không có sự hiểu biết chính xác về phương pháp điều trị này cũng như những tác
dụng phụ của nó. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về về phương pháp xạ trị
trong điều trị ung thư.
Xạ trị ung thư là gì?
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư với
nguyên lý hoạt động là sử dụng các tia bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng
cao để phá vỡ cấu trúc của các tế bào hoặc khối ung thư, từ đó giúp tiêu diệt
các tế bào ung thư cũ và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới
trong cơ thể.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử
dụng phương pháp xạ trị trong một số trường hợp bệnh ung thư sau: ung thư gan,
ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư xương, ung thư thực quản, ung
thư đại tràng… Bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung… nếu
được phát hiện sớm có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị. Ngoài ra, các u bướu
được phát hiện ngay từ khi mới hình thành có thể xạ trị mà không cần phẫu thuật.
Với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, xạ trị thường được áp dụng trong việc
làm giảm các cơn đau, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào mới.
Các phương pháp xạ trị
Mục tiêu của phương pháp xạ trị trong điều
trị là chữa khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh ung thư. Với các trường hợp có
khối u to, bệnh nhân cần được xạ trị trước nhằm giảm thiểu kích thước khối u.
Trường hợp xạ trị sau phẩu thuật có mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn
sót lại. Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị còn áp dụng cho mục đích loại bỏ các
triệu chứng chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng. Hiện nay có các phương pháp
trong việc chữa ung thư bằng xạ trị đó là:
Xạ trị ngoài
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi
và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chiếu các tia x từ bên
ngoài vào cơ thể thông qua máy gia tốc tuyến tính.
Phương pháp xạ trị từ bên ngoài có thể
tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể. Nó cũng giúp điều trị cùng lúc nhiều
vùng như các khối u và hạch bạch huyết gần nó.
Xạ trị trong
Phương pháp này thường áp dụng cho một khối
u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Cơ thể người bệnh sẽ được đặt một
vật chứa phóng xạ vào khu vực có khối u hay khoảng chứa bên trong gần khối u. Để
đặt nguồn phóng xạ đúng vị trí, các bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, x-quang hoặc
CT.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân thường
được cách ly điều trị dài ngày với người khác để tránh việc lây nhiễm phóng xạ
sang người khác.
Thuốc phóng xạ
Thuốc chứa chất phóng xạ sẽ được đưa vào
cơ thể để điều trị ung thư thông qua đường uống, tiêm tĩnh mạch, uống hoặc đưa
vào các khoang của cơ thể. Phương pháp này được áp dụng cho người mắc bệnh ung
thư xương, ung thư tuyến giáp.
Trường hợp bệnh nhân được áp dụng thuốc
phóng xạ liều thấp có thể không cần nằm viện. Tuy nhiên, với người bệnh được chỉ
định sử dụng liều cao, cần cách ly điều trị dài ngày để giảm thiểu khả năng lây
nhiễm phóng xạ.
Xạ trị có đau không và tác dụng phụ của nó như thế nào?
Trên thực tế, xạ trị ung thư không gây
đau đớn cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, một hạn chế lớn
của phương pháp này là trong quá trình tia x chiếu vào khu vực xạ trị, chúng
không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn gây ảnh hưởng tới những tế bào khỏe mạnh
gần đó. Do vậy, xạ trị thường gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn
nôn và chán ăn, đau cổ, khô miệng hay thay đổi vị giác, mệt mỏi, cơ thể nhiễm
trùng do các tế bào máu và bạch cầu bị giảm… Quá trình này cũng có thể gây các
tổn thương nhẹ ở da với mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí xạ trị cụ thể và
tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Vì vậy, nhằm đảm bảo độ an toàn tối ưu
cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ cần phải đưa ra được
phương thức xạ trị tốt nhất cho từng trường hợp bệnh
nhân, loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cụ thể. Người
bệnh nên ăn và kiêng các thức ăn một cách phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe tốt
chống chọi với bệnh tật vừa tránh các tác dụng xấu không đáng có.
Cách nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ
Quá trình xạ trị có thể khiến cơ thể người
bệnh trở nên yếu đi, suy kiệt bởi không ít các tế bào lành quan trọng cho cơ thể
không may bị tiêu diệt. Do đó, việc tăng khả năng tiêu diệt đúng các tế bào ung
thư và tăng cường sức đề kháng của cơ thể được xem là cách tốt nhất để tối ưu
hiệu quả điều trị xạ trị và giảm thiểu tác dụng phụ do nó mang lại.
KingAgaricus100
(KA21) được chiết xuất 100% từ nấm Agaricus Blazei Murill chính là một sản phẩm
mang đến tác dụng như vậy. Đây là sản phẩm được rất nhiều các bác sĩ điều trị
ung thư đến từ các quốc gia có nền y học phát triển, các bệnh viện chuyên khoa
lớn tin dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấm Agaricus Blazei Murill với hàm
lượng BetaGlucan cao đem đến hiệu quả mạnh mẽ trong việc kích hoạt và điều hòa
hệ thống miễn dịch, giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư một cách vượt trội.
Chính
vì vậy, KingAgaricus100 (KA21) đáp ứng tốt với các phương pháp hóa trị và xạ
trị, phát huy khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của
cơ thể, giúp người bệnh giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp
điều trị truyền thống gây ra. Đồng thời sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư
hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan và di căn của tế bào ung thư.